Dinh Dưỡng

Áp Dụng Tháp Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường Hiệu Quả

Áp Dụng Tháp Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường Hiệu Quả

Kiểm soát đường huyết là vấn đề quan trọng nhất để duy trì sức khỏe tổng thể đối với người bệnh tiểu đường. Để kiểm soát đường huyết, nhiều người đã tìm đến tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, Hibisports sẽ gợi ý những nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường và thông tin về tháp dinh dưỡng giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Bên cạnh việc tập luyện điều độ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết và hỗ trợ quá trình điều trị cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là những kiến thức dinh dưỡng mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Khi tiêu hóa, loại thực phẩm này giải phóng glucose vào máu một cách từ từ, hạn chế lượng đường tăng nhanh trong máu.

  • Chọn protein không béo: Protein là một trong ba nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Lựa chọn nguồn protein không béo giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm: Khi mua thực phẩm, hãy đọc kỹ hàm lượng carbohydrate, chất béo và natri có trong đó. Điều này giúp bạn chọn lựa những sản phẩm phù hợp với chế độ ăn uống của mình.

  • Uống đủ nước: Nước giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể và giúp loại bỏ glucose dư thừa qua nước tiểu. Uống đủ nước hàng ngày cũng giúp tránh tình trạng thiếu nước do tập luyện hoặc mồ hôi gây ra.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Người bệnh tiểu đường vẫn cần nạp đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng cần phân chia thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp tránh tăng đột ngột đường huyết.

  • Tiêu thụ đủ chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu, làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ giảm cân.

  • Hạn chế thực phẩm có đường và carbohydrate tinh chế: Thực phẩm giàu đường và carbohydrate tinh chế có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng và gây hại cho người bệnh tiểu đường.

  • Giới hạn chất béo bão hòa và cholesterol: Chất béo bão hòa và cholesterol có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề liên quan khác đối với người bệnh tiểu đường.

  • Hạn chế lượng muối: Muối kích thích vị giác và khiến người bệnh tiểu đường ăn nhiều hơn. Điều này có thể tăng nguy cơ bệnh tim.

  • Hạn chế đồ uống có cồn và đồ uống có gas: Đồ uống có cồn và có gas thường chứa nhiều calo và carbohydrate, làm tăng đường huyết và có thể gây tổn hại cho gan.

  • Tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Khi xây dựng thực đơn cho mình, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa hoặc những chuyên gia dinh dưỡng để tìm được lời khuyên tốt nhất.

 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

 

2. Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng là mô hình do viện Dinh Dưỡng đưa ra nhằm hướng dẫn về số lượng và loại lương thực thực phẩm cần tiêu thụ, phòng tránh suy dinh dưỡng cho người Việt.

Tháp gồm có 2 phần. Phần thứ nhất là các tầng tháp với các loại thực phẩm có thể dùng thay đổi với nhau, từ đáy tháp đến đỉnh tháp, thực phẩm ở các tầng càng cao càng nên hạn chế tiêu thụ. Phần thứ hai gồm số lượng đơn vị ăn của các thực phẩm ở từng tầng tháp cùng với hình ảnh minh họa lượng thực phẩm tương đương với một đơn vị ăn của mỗi thực phẩm.

Cụ thể:

  • Tầng 1: Nước

  • Tầng 2: Ngũ cốc

  • Tầng 3: Trái cây và rau củ

  • Tầng 4: Thực phẩm giàu chất đạm

  • Tầng 5: Sữa và sản phẩm từ sữa

  • Tầng 6: Chất béo

  • Tầng 7: Đường và muối

 

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng là gì?

 

3. Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tầng 1: Nước

Uống đủ nước giúp duy trì sự cân bằng đường huyết. Nước giúp pha loãng glucose trong máu, làm giảm nồng độ đường huyết và giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Khi uống đủ nước, cơ thể có khả năng loại bỏ glucose thừa, giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng liên quan. 

Thông thường, mỗi người trưởng thành cần uống từ 1,6 lít - 2 lít nước mỗi ngày, số lượng trên có thể thay đổi tùy vào thể chất và lượng vận động của mỗi người.

Tầng 2: Ngũ cốc

Người bệnh tiểu đường nên ăn ngũ cốc vì ngũ cốc là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và carbohydrate phức tạp. Carbohydrate phức tạp được phân giải chậm hơn trong quá trình tiêu hóa, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Chất xơ hòa tan trong ngũ cốc giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu, từ đó giảm tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và duy trì sự ổn định đường huyết.

Tầng 3: Trái cây và rau củ

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây và rau củ vì chúng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp kiểm soát đường huyết. 

Trái cây giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp giảm tốc độ hấp thu đường trong máu, làm giảm tăng đường huyết sau khi ăn. Chất xơ cũng giúp duy trì sự no lâu hơn và kiểm soát cân nặng. Chất chống oxy hóa trong trái cây giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do tự do gây ra và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Rau củ là một nguồn chất xơ dồi dào, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim và duy trì cân nặng.

Tầng 4: Thực phẩm giàu chất đạm

Chất đạm có tác động nhẹ đến mức đường huyết so với carbohydrate và chất béo. Khi ăn thực phẩm giàu chất đạm, quá trình tiêu hóa chậm hơn, giúp kiểm soát tăng đường huyết sau bữa ăn và duy trì mức đường huyết ổn định. Thực phẩm giàu chất đạm có khả năng tạo cảm giác no lâu hơn. 

Một số loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa không béo có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Tầng 5: Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng như protein, canxi và vitamin D. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường, sữa chua và các loại sữa hạt tự làm.

Tầng 6: Chất béo

Một số vitamin cần chất béo để được hấp thụ và sử dụng hiệu quả bởi cơ thể. Vì vậy, việc tiêu thụ một số chất béo là cần thiết để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E và K. Mặc dù chất béo là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn, nhưng việc lựa chọn loại chất béo và kiểm soát lượng chất béo được tiêu thụ là quan trọng. Người tiểu đường nên hấp thụ chất béo từ dầu, mỡ, các loại hạt như đậu phộng, vừng, óc chó,...

Tầng 7: Đường và muối

Đường làm tăng đường huyết nhanh chóng, khiến người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim, đột quỵ,...

Muối chứa natri nên khi tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp. Người tiểu đường thường có nguy cơ cao về tăng huyết áp. Vì vậy, hạn chế muối trong chế độ ăn là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người tiểu đường nên tập trung vào việc tiêu thụ đường và muối từ các thực phẩm tự nhiên như trái cây tươi, rau quả và thực phẩm tươi với một lượng vừa phải.

 

Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

 

4. Thực đơn mẫu cho người tiểu đường

Giá trị dinh dưỡng: 1600kcal, Đạm 62g: Béo 55g: Bột đường 206g

  • Bữa sáng: Phở bò (bánh phở 80g, thịt bò 30g: hành lá: cải xanh

  • 100g)

  • Bữa phụ: Bột dinh dưỡng Netsure light : 1 gói 25g

  • Bữa trưa: Cơm 2 lưng bát vơi (gạo 70g): đậu phụ sốt cà chua (đậu phụ 60g: cà chua 20g, dầu 5ml): Thịt gà kho gừng (30g); Rau muống xào (rau muống 250g: dầu 10ml)

  • Bữa phụ: Khoai sọ luộc 50g hoặc bánh Hura light 20g.

  • Bữa tối: Cơm 2 lưng bát vơi (gạo 70g): Thịt lợn xào khoai tây (thịt lợn nạc 30g: khoai tây 100g, dầu 10ml): Măng xào (măng 50g, dầu 5ml): Canh cua rau đay (cua đồng 20g; rau đay 50g; rau mồng tơi 100g): Táo ta 100g

  • Bữa phụ: Sữa cho bệnh nhân tiểu đường: 1 cốc to (200ml)

Bệnh nhân có thể thay đổi món ăn trong ngày như sau:

  • Nhóm bột đường: gạo 70g tương đương với 3 chiếc bánh mỳ không = = 180g bánh phô = 240g bún = 90g mỳ = 70g miến = 200g khoai lang = 300g khoai tây = 150g sắn củ.

  • Nhóm chất đạm: 40g thịt nạc tương đương 40g cá, lươn, tôm = 600g đậu phụ = 1 quả trứng = 25g sữa bột toàn phần = 20g sữa bột tách béo.

  • Nhóm hoa quả: 4 múi bưởi vừa tương đương 2 quả cam to = 10 quả chôm chôm = 4 quả chuối tây nhỏ = 2 quả chuối tiêu to = 800g dưa hấu, = 1/2 quả dứa= 5 múi mít dai = 1/2 quả na vừa = quả nhãn = 200g đu đủ = 1 miếng xoài chín.

 

Thực đơn mẫu cho người tiểu đường

Thực đơn mẫu cho người tiểu đường

 

Mong rằng những thông tin trên từ Hibisports đã giúp bạn hiểu rõ về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường và cách áp dụng vào thực đơn hằng ngày. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, người tiểu đường cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, tập luyện đều đặn và thăm khám sức khỏe thường xuyên để đẩy lùi bệnh tiểu đường.

 

Mọi thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Đường 38, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM (vui lòng gọi điện trước khi qua)

  • Điện thoại: 094 246 1205

  • Email: hibisports08@gmail.com

  • Facebook: https://www.facebook.com/hibisports

THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN :

 

Đang xem: Áp Dụng Tháp Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường Hiệu Quả

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng