Đôi lần bạn muốn vực dậy bản thân khỏi những suy nghĩ trì hoãn tập Yoga nhưng cảm thấy thật khó khăn. Bạn tìm lý do cho những lần không muốn tập luyện. Về lâu dài, đây là những suy nghĩ làm bản thân bạn bị kéo lại, hạn chế bạn phát triển trong quá trình tập luyện có đôi chút khó khăn. Vẫn có giải pháp giúp bạn thoát ra khỏi sự trì trệ này nếu bạn có trong đầu 4 suy nghĩ sau.
Trì hoãn tập Yoga là thói quen của con người khi chưa muốn tham gia vào việc tập luyện hoặc viện lý do chờ để một thời gian mới thực hiện.
Một vài lý do thường thấy khi trì hoãn tập luyện như: lười biếng, thiếu năng lượng thể chất, chán nản trong suy nghĩ,... Các lý do này thường lặp đi lặp lại khi bạn đã ít nhất một lần nuông chiều bản thân với những suy nghĩ làm trì hoãn tập Yoga.
Muốn vượt qua những lý do trì hoãn, tâm trí bạn phải vững vàng để vượt qua những cám dỗ ngăn cản mong muốn tập luyện của bạn.
1. Lên kế hoạch tập Yoga cụ thể
Việc lặp lại hằng ngày sẽ dần tạo nên thói quen đi tập của bạn. Để việc lặp lại luôn tạo hứng khởi tập luyện cho bạn, hãy tạo cho riêng mình một kế hoạch tập luyện cụ thể.
Việc lập kế hoạch tập luyện giúp bạn theo dõi tình hình tập luyện hàng ngày, tập luân phiên để không nhàm chán. Bạn có thể sử dụng giấy note để viết lịch tập và dán lên những chỗ dễ thấy, đặt lịch tập trong điện thoại,... Những việc này lặp lại mỗi ngày sẽ tạo thói quen và loại bỏ được sự trì hoãn tập Yoga của chính bạn.
Lên kế hoạch tập Yoga cụ thể
2. Tìm giáo viên giúp bạn tập Yoga
Yoga là bộ môn đòi hỏi người tập có sự tập trung và tính chuẩn xác khi thực hiện các động tác. Với những người mới tập, bạn sẽ không biết bắt đầu tập từ đâu nên việc tìm một người giáo viên sẽ giúp bạn biết bạn nên bắt đầu tập như thế nào.
Không chỉ những người mới tập Yoga cần giáo viên, những người đã tập quen vẫn cần có giáo viên cho những buổi tập. Giáo viên Yoga sẽ giúp người tập điều chỉnh động tác tập cho ra tư thế tập đẹp và an toàn, cho lời khuyên, cỗ vũ tinh thần cho bạn để không làm bản thân bạn rơi vào suy nghĩ trì hoãn tập Yoga.
Tập Yoga cùng giáo viên dậy Yoga
3. Xây dựng mục tiêu tập Yoga cho cá nhân
Với việc tập luyện, bạn có thể tham khảo cách đặt mục tiêu S.M.A.R.T cho việc tập luyện của mình tránh khỏi sự trì hoãn khi tập Yoga:
- S (Specific - cụ thể): Nếu bạn vẫn còn đang đặt những mục tiêu chung chung, hãy chi tiết những mục tiêu đó. Ví dụ: Suy nghĩ ban đầu của bạn là “Mình cần đi tập Yoga để khỏe hơn”, bạn có thể cụ thể hơn với suy nghĩ “ MÌnh đi tập Yoga để các cơ, khớp được hoạt động để linh hoạt và dẻo dai, ngủ sâu giấc hơn,...”.
- M (Measure - đo lường): Việc tập luyện cần được đi kèm các chỉ số, đây là những con số giúp bạn thấy rõ nhất những thay đổi của mình trước và sau khi tập luyện. Khi bạn có những chỉ số, bạn sẽ biết bản thân mình nên tập luyện những gì trong thời gian tới, nên có những điều chỉnh gì,... nhằm cải thiện bản thân và những con số về cơ thể mình.
- A (Achievable - có thể đạt được): Việc đặt ra những mục tiêu và thực hiện với việc tập luyện là cách giúp bản thân có những thay đổi tích cực hơn. Hãy đặt ra mục tiêu mà bạn có thể thực hiện, mục tiêu vừa phải trong thời gian ngắn thay vì những mục tiêu lớn trong thời gian dài. Những mục tiêu ngắn giúp bạn thấy mình thấy được những kết quả sớm hơn, có tinh thần đi tập hơn.
- R (Relevant - thích hợp với bản thân): Khi có được những đề mục đặt ra cho việc tập Yoga, bạn có thể lựa chọn những bài tập, những động tác phù hợp với mình. Tốt nhất vẫn là bạn tập mọi thứ có trong Yoga, nhưng không phải ai cũng có thể tập luyện đồng đều như nhau. Bạn có thể nêu những vấn đề mình gặp phải và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để có cho riêng mình những lựa chọn thích hợp cho việc tập Yoga.
- T(Time - thời gian): Thời gian là một trong những yếu tố giúp bạn thêm phần kiên trì tập luyện. Khi đặt mục tiêu, bạn sẽ có đặt kèm thời gian để mình hoàn thành mục tiêu đó. Hãy chọn những mốc thời gian ngắn để thấy kết quả thay vì chọn những mốc thời gian quá dài, khi tập luyện mà không nhìn vào những kết quả mà mình có được, bạn sẽ rất nhanh muốn bỏ cuộc và trì hoãn tập Yoga.
Lên kế hoạch tập luyện cụ thể
4. Tập Yoga cùng bạn bè
Tạo cho mình một nhóm những người bạn có cùng chí hướng tập Yoga. Khi nhìn thấy mọi người cùng có chung một khí thể tập luyện, bạn cũng sẽ cảm thấy mình muốn cùng họ tham gia. Những người bạn khi đi tập chung còn là những người có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm tập luyện, cỗ vũ bạn khi bạn gặp khó khăn trong quá trình tập, hối thúc bạn đi tập đúng giờ, kéo bạn ra khỏi sự trì hoãn tập Yoga.
Khi có những nhóm bạn tập luyện, những người trong một nhóm có thể nhắc nhở nhau, tạo động lực cho nhau vì một mục tiêu là mọi người đều có những thay đổi tích cực hơn khi tập Yoga.
Tập Yoga cùng bạn bè
5. Nâng cao kiến thức tập Yoga cho chính mình
Yoga là bộ môn có rất nhiều bài tập, nhiều động tác thay đổi theo từng mức độ tập luyện khác nhau. Càng tập luyện, bạn sẽ càng thấy được sự đa dạng mà Yoga mang đến. Vì thế, khi đã thành thạo với cấp độ tập luyện hiện tại, bạn hãy nâng cấp việc tập luyện của mình với những động tác khó hơn, những kiến thức vượt trội hơn.
Việc nâng cấp những bài tập, kiến thức cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm với việc tập Yoga, chủ động hơn với những gì mình đang theo học. Vượt qua những cấp độ cơ bản của việc tập luyện là bạn cũng đã vượt qua được một phần của những suy nghĩ cản bước quá trình tập luyện của bạn. Biết được những gì mình đang tiến tới trong việc tập luyện là điều ngăn cản sự trì hoãn tập Yoga tác động đến bạn.
Nâng cao kiến thức tập Yoga